Những vết nước loang lổ, lớp sơn bong tróc trên trần nhà mỗi khi mùa mưa đến gây ra không ít phiền toái cho gia chủ. Thế nhưng, thay vì việc mất quá nhiều thời gian để “thấm tới đâu – chống tới đó”, bạn đã tìm hiểu qua về nguyên nhân trần nhà bị thấm nước chưa? Hãy dành thời gian tìm rõ về nguồn gốc thấm dột để có được giải pháp xử lý thật triệt để bạn nhé.
- Những nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước.
Trần nhà khi bị thấm nước sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: nhà bị xuống cấp, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và chi phí khắc phục sự cố cũng tăng lên gấp 2 đến 3 lần so với chi phí thi công chống thấm ngay từ đầu.
Khi trần nhà xuất hiện những dấu hiệu thấm nước, bạn cần kiểm tra ngay vị trí thấm đó có đang mắc phải những nguyên nhân bị thấm nước dưới đây:
- Do sàn mái bị rạn nứt:
Sàn mái bê tông là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết, sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái. Những vết rạn nứt này vào mùa mưa làm nước len lỏi vào, tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà, làm trần nhà gặp phải tình trạng thấm nước.
- Thấm từ sàn nhà trên lây lan xuống:
Trường hợp này xảy ra đối với những ngôi nhà cao tầng. Khi nơi thấm nước là ở sàn nhà tầng trên và bắt đầu lây lan xuống trần nhà bên dưới. Ngoài ra, thấm nhà vệ sinh và sân thượng cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng xuống trần nhà tầng dưới.
- Do lỗi thi công hoặc vật liệu kém chất lượng:
Lỗi này xuất phát từ những ngày đầu thi công, khi mà các thợ xây tính toán sai các bước kĩ thuật, vật liệu, dẫn đến sau thời gian dài sử dụng, trần nhà bắt đầu xuống cấp và dễ bị thấm. Hoặc quá trình xử lý thấm dột ban đầu dùng phải loại vật liệu kém chất lượng cũng dẫn đến trần nhà nhanh xuống cấp và thấm nghiêm trọng.
- Lựa chọn giải pháp chống thấm tối ưu.
Đối với vị trí trần nhà đã bị nứt nẻ và xuống cấp do những nguyên nhân thấm nước kể trên nên cần phải lựa chọn phương án xử lý thấm dột hợp lý. Vị trí trần nhà khi xử lý thấm nước cần phải thực hiện từ sàn mái, bởi những nguyên nhân khiến trần nhà thấm nước đều xuất phát chủ yếu từ vị trí sàn tiếp giáp ngay phía bên trên.
Xử lý thấm nước bằng CT-11A để ngăn ngừa những nguyên nhân trần nhà thấm nước đòi hỏi một quy trình đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt vữa xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa. Đối với sàn mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định tối thiểu 21 ngày.
Bước 2: Phủ 3 lớp CT-11A Sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
Bước 3: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch hoặc phủ mastic SK-6 chống nóng cho sàn mái.
Với thông tin bài viết mang lại, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về những nguyên nhân trần nhà bị thấm nước và giải pháp xử lý thấm dột tối ưu cùng CT-11A. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp về nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm dột cũng như cách khắc phục thì hãy liên hệ trực tiếp với công ty Thiên Phú Việt Nam (TPW) qua số hotline.
Bài Viết liên quan
Xây nhà phố hiện đại kết hợp văn phòng công ty
Xây nhà phố hiện đại kết hợp văn phòng công ty tại Hóc Môn. Xin [...]
Th7
Xây nhà phố hiện đại trong KDC Vĩnh Lộc Bình Tân cuối 2023
Xây nhà phố hiện đại trong Khu Dân Cư Vĩnh Lộc Quận Bình Tân. Xin [...]
Th6
Xây nhà trọn gói nhà Anh KIÊN ở KDC Vĩnh Lộc Bình Tân năm 2023
Xây nhà trọn gói nhà Anh Kiên ở Bình Tân. Xin chân thành cảm ơn [...]
Th6
Tính chi phí xây nhà bao gồm những nội dung gì?
Một lời nhắn nhủ với những ai đang có ý định xây nhà là đừng [...]
Th5
KỸ THUẬT THI CÔNG LƯỚI MẮT CÁO CHỐNG NỨT TƯỜNG HIỆU QUẢ !
Những mẫu nhà phố đẹp hiện nay ngoài việc đáp ứng vẻ thẩm mỹ về thiết kế [...]
Th5
QUY TRÌNH XÂY NHÀ BIỆT THỰ KHOA HỌC ĐẦY ĐỦ CÔNG NĂNG
Biệt thự là một trong những công trình hiện nay được nhiều người lựa chọn. [...]
Th5
THIẾT KẾ BIỆT THỰ CÓ THANG MÁY CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Với sự phát triển của xã hội hiện đại con người ngày càng coi trọng [...]
Th5
7 LỖI PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ
Bất kể bạn xây nhà ở riêng lẻ hay mua nhà chung cư đều nên [...]
Th5