Kết cấu móng nhà 2 tầng là bộ phận kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình và là công đoạn thi công quan trọng đầu tiên khi tiến hành trong thi công xây dựng. Có nhiệm vụ đảm bảo tải trọng trực tiếp cho công trình vào nền đất, chịu được sức ép của các tầng xây dựng phía trên.
Trong xây dựng hiện nay có khá nhiều phương pháp thi công móng, tuy nhiên mỗi kết cấu móng lại phù hợp với một nền đất khác nhau, do đó phương án thiết kế móng nhà 2 tầng sẽ được tính toán và căn cựu trên nền đất xây dựng của mỗi gia đình cũng như mỗi công trình cụ thể.
Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng phổ biến hiện nay
- Móng băng
Đây là phương án thi công móng điển hình của các mẫu thiết kế nhà nói chung cũng như mẫu thiết kế nhà 2 tầng nói riêng. Móng băng là kiểu móng có phần chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc, phù hợp với những vùng có điều kiện địa chất yếu, hoặc cũng có thể áp dụng cho những vùng có địa chất thông thường.
Móng băng thường có 3 loại như:
+ Móng băng cứng
+ Móng băng mềm
+ Móng băng kết hợp
Lựa chọn kiểu móng băng cụ thể nào thì sẽ phụ thuộc cụ thể vào nền đất cũng như phương án thiết kế cụ thể của kiến trúc sư đưa ra sau khi đã khảo sát địa chất và đánh giá tình trạng chung.
- Móng bè
Móng bè cũng là loại phổ biến có tác dụng làm giảm tải trọng của nhà 2 tầng. Kết cấu móng này hay được sử dụng cho các công trình tại nông thôn. Loại móng này được thi công trải rộng dưới toàn bộ công trình, làm giảm áp lực cho công trình trên đất nền. Loại móng này chỉ sử dụng cho những công trình có địa hình yếu, dễ lún, nhưng so với kết cấu móng bằng thì kiểu móng này ít sử dụng cho kết cấu móng nhà 2 tầng.
- Móng đơn
Kiểu móng này có tác dụng chịu tải trọng nhẹ và kết cấu đơn giản, chỉ sử dụng cho những mẫu thiết kế nhà có nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trên thực tế kiểu móng này ít được lựa chọn cho các mẫu thiết kế nhà nói chung.
- Móng cọc
Kết cấu móng này được thi công trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng tạo kết cấu vô cùng vững chắc. Kiểu móng này thường được sử dụng cho những địa hình đất yếu, dễ sụt lún, hoặc ao hồ, địa hình phưc tạp.
Số lượng cọc thi công sẽ phụ thuộc vào tải trọng công trình tác dụng vào đầu cột, độ sâu của móng chôn và được tính theo công thức:
Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng 1.2 – 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)
Nhìn chung trong 4 kiểu móng này thì móng băng là kiểu móng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay.
5 kinh nghiệm cần bỏ túi khi lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay
Thứ 1: Khảo sát địa chất
Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng của ngôi nhà. Mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.
Thứ 2: Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp
Nếu như nền đất bình thường thì bạn nên lựa chọn những mẫu móng như là móng băng, nếu nền đất cứng chắc khá tốt thì có thể sử dụng phương án kết cấu mong đơn. Còn nếu như công trình năm trên ao hồ, địa chất yếu, hay bị lún nền thi bắt buộc phải thiết kế kết cấu mong cọc cho công trình. Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình.
Thứ 3: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế
Sau khi khảo sát địa chất và đã lựa chọn được phương án thiết kế móng thì yêu cầu giai đoạn thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.
Thứ 4: Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt
Kết cấu móng nhà 2 tầng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của cả công trình. Do đó chất lượng nguyên vật tư thi công móng như: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, sỏi, nên dùng loại có chất lượng từ khá trở lên để đảm bảo tuyệt đối chịu tải trọng. Bới phần móng là phần tuy không nhìn thấy những lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà đẹp.
Thứ 5: Lựa chọn nhà thâu thi công chuyên nghiệp
Sự chuyên nghiệp của nhà thầu thể hiện ở số tuổi kinh nghiệm làm nghề và chất lượng trình độ của đội ngũ thi công. Các bạn không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm cũng như uy tín của nhà thầu thi công trên thị trường. Nếu không mọi hậu quả sau này sẽ khó khắc phục và sẽ đội chi phí cải tạo, sửa chữa rất nhiều.
Bài Viết liên quan
Xây nhà phố hiện đại kết hợp văn phòng công ty
Xây nhà phố hiện đại kết hợp văn phòng công ty tại Hóc Môn. Xin [...]
Th7
Xây nhà phố hiện đại trong KDC Vĩnh Lộc Bình Tân cuối 2023
Xây nhà phố hiện đại trong Khu Dân Cư Vĩnh Lộc Quận Bình Tân. Xin [...]
Th6
Xây nhà trọn gói nhà Anh KIÊN ở KDC Vĩnh Lộc Bình Tân năm 2023
Xây nhà trọn gói nhà Anh Kiên ở Bình Tân. Xin chân thành cảm ơn [...]
Th6
Tính chi phí xây nhà bao gồm những nội dung gì?
Một lời nhắn nhủ với những ai đang có ý định xây nhà là đừng [...]
Th5
KỸ THUẬT THI CÔNG LƯỚI MẮT CÁO CHỐNG NỨT TƯỜNG HIỆU QUẢ !
Những mẫu nhà phố đẹp hiện nay ngoài việc đáp ứng vẻ thẩm mỹ về thiết kế [...]
Th5
QUY TRÌNH XÂY NHÀ BIỆT THỰ KHOA HỌC ĐẦY ĐỦ CÔNG NĂNG
Biệt thự là một trong những công trình hiện nay được nhiều người lựa chọn. [...]
Th5
THIẾT KẾ BIỆT THỰ CÓ THANG MÁY CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
Với sự phát triển của xã hội hiện đại con người ngày càng coi trọng [...]
Th5
7 LỖI PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT CHUNG CƯ
Bất kể bạn xây nhà ở riêng lẻ hay mua nhà chung cư đều nên [...]
Th5