Chia Sẻ Bí Quyết Lập Kế Hoạch Xây Nhà

Lập kế hoạch xây nhà luôn luôn là một việc quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Người xưa có câu “an cư lâp nghiệp” có nghĩa là trong cuộc sống của chúng ta việc đầu tiền cần làm là phải có cho mình một căn nhà để ổn định cuộc sống rồi sau đó mới tính tới việc lập nghiệp. Thế mói nói việc xây nhà luôn là môt vấn đề quan trọng như thế nào. Nhưng để có cho mình một căn nhà lý tưởng thì đó luôn là một việc chẳng hề dễ dàng, chúng ta cần phải luôn suy nghĩ, đắng đo kỹ càng, thận trọng trong từng bước. Hiểu được những khó khăn đó với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghành xây dựng công ty chúng tối xin chia sẻ đến các bạn bí quyết lập kế hoach xây nhà mà bạn cần phải có mỗi khi có ý định xây nhà.

  1. Xác định nhu cầu

Việc đầu tiên trong viêc lập kế hoạch xây nhà chính là trước tiên chúng ta cần phải xác định nhu cầu của mình về căn nhà:

1) Trước hết cần hiểu được các nhu cầu cơ bản của gia đình như diện tích xây dựng, số lượng phòng ốc phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ, phòng giặt sân phơi đồ, vị trí đặt mỗi phòng, cần phải tính thêm như gara, sân vườn, hồ bơi…
2) Chọn kiểu nhà phù hợp với nhu cầu gia đình: nhà cấp 4, nhà tầng hay biệt thự, kiểu cổ điển hay hiện đại.
3) Cần lưu ý thêm việc gia đình bạn trong tương lai có thêm các thành viên khác chảng hạng như con dâu, con rẻ, cháu nội, cháu ngoại…để từ đó có thể tính toán thêm một số phòng sao cho phù hợp với nhu cầu.

  1. Dư tính chi phí xây nhà

Việc dự tính chi phí xây nhà luôn là một vấn đề lớn đối với mỗi người khi có ý định xây nhà.Lập kế hoạch xây nhà bạn cần phải xác định, nắm rõ chi phí xây nhà thường được chia làm 2 loại:

  • Chi phí xây dựng cơ bản

Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm tổng chí phí của những khoảng: Chi phí làm móng, xây trát, bê tông cốt thép, ốp lát, sơn bả hoàn thiện, điện, nước, máy lạnh, điều hòa…

2)  Chi phí trang trí nội thất

Chi phí trang trí nội thất bao gồm tổng chi phí của những khoảng: Chi phí thiết bị buồng tắm, máy lạnh, máy giặt, tủ bếp, rèm cửa, bàn ghế sofa… có thể trang bị từ từ sau khi ngôi nhà hoàn thành. Mức trang bị tùy vào tiềm lực tài chính của gia đình.

  1. Các bước chuẩn bị đầu tiên

Đây là bước quan trọng trong lập kế hoạch xây nhà liên quan đến pháp ý đất đai, trước khi gặp gỡ thảo luận với kiến trúc sư bạn cần xem xét và tìm hiểu kỹ:

  • Giải quyết vấn đề quyền sở hữu lô đất rõ ràng giữa các thế hệ rõ ràng để tránh việc tranh chấp về sau
  • Chuẩn bị sẵng sàng chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng đất
  • Tìm hiểu kỹ các vấn đề quy hoạch khu vực hay thành phố
  • Tìm hiểu kỹ các vấn đề trong quy định trong xây dựng khu vực như: khống chế về chiều cao, diện tích xây dựng, lộ giới…
  • Giải quyết tốt những vấn đề với những nhà hàng xóm như: diện tích đất, vách chung, lối đi, hệ thống cấp thoát nước…
  1. Thiết kế và xin phép xây dựng

Hồ sơ bản vẽ đầy đủ giúp cho việc thi công hoàn thiện công trình dễ dàng, nhanh chóng, giúp cho việc giám sát chất lượng công trình được thuận lợi. Các bản vẽ đồng thời được đính kèm cùng hợp đồng để tránh tình trạng sai lệch về sau.

1) Thiết kế

– Mô tả chi tiết nhu cầu của gia đình: gia đình có bao nhiêu thành viên, diện tích, số phòng…

– Trình bày những ý tưởng, thẩm mỹ cũng như yêu cầu mà bạn muốn với kiến trúc sư

– Không ngần ngại trao đổi các băn khoăn cũng như thắc mắc liên quan để được tư vấn kỹ càng

– Bàn trực tiếp với kiến trúc sư các thắc mắc về phong thủy như: hướng nhà, hướng đất, các bố trí các phòng ốc… để thiết kế cho phù hợp

– Cần lắng nghe lời khuyên của kiến trúc sư về độ an toàn và mỹ thuật. Để từ đó tiến hành lập kế hoạch xây nhà một cách hoàn hảo nhất.

Thiết kế nhà phải thỏa mãn các yêu cầu về nhu cầu sinh hoạt và thẩm mỹ của của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó phải tối ưu hóa diện tích sử dụng, thiết kế phải thông thoáng, cây xanh và ánh sáng đầy đủ, hài hòa kiến trúc xung quanh.

2)  Hồ sơ xin phép xây dựng

Sau khi có bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư chúng ta cần phải hoàn thành tốt thủ tục xin phép xây dựng. Trước tiên phải làm hồ sơ xin phép xây dựng lên phòng quản lý đô thị quận hoặc Ủy ban phường để được chỉ dẫn rõ ràng. Về cơ bản hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm: bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có công chứng) và bản vẽ thiết kế. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình, mặt bằng móng của công trình, sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước…để từ đó bước đàu hoan thiện lập kế hoạch xây nhà

  1. Lưa chọn nhà thầu xây dựng

Sau khi bản vẽ và xin phép xây dựng đã xong xuôi, chúng ta đi tìm nhà thầu xây dựng.
1) Nhà thầu đã từng thi công các công trình tương tự, có kỹ thuật giám sát và tổ chức thi công tại công trình, công nhân đúng chủng loại và lành nghề. Có thể đi tham quan thực tế một số công trình nhà thầu đã thực hiện.
2) Không sử dụng một tốp thợ để làm một công trình từ đầu đến cuối mà phải sử dụng các tổ đội chuyên môn hóa cao, mỗi tổ có công việc riêng biệt: tổ thi công ép cọc, tổ thi công phần nề, tổ điện nước, tổ điều hòa, tổ thi công thạch cao, tổ thi công sơn bả, tổ thi công cơ khí, tổ thợ mộc…
3) Nhà thầu phải thể hiện rõ vật liệu sử dụng cho công trình, chi tiết từ nguồn gốc xuất xứ, hãng sản xuất, đến chất lượng vật liệu đầu vào, các tiêu chuẩn kỹ thuật, cam kết rõ trong hợp đồng.
4) Nhà thầu phải có cam kết chất lượng thi công chi tiết rõ ràng, đính kèm vào hợp đồng. Thi công theo tiêu chuẩn như vậy mới tạo nên một công trình chất lượng hoàn hảo.
5) Điều cuối cùng, chúng ta phải chắc chắn đang làm việc với những con người yêu nghề và có tay nghề cao, yêu sự hoàn hảo, có kinh nghiệm quản lý và sẵn sàng hợp tác khi có lỗi. Bản thân mình cũng nên là một người có thiện chí, tôn trọng công việc của người khác để cùng nhau làm việc tạo dựng chốn an cư, lạc nghiệp.

  1. Ký kết hợp đồng và tiến hành thi công

Tùy vào điều kiện thời gian, tài chính thông qua lập kế hoạch xây nhà có thể ký hợp đồng thi công theo một trong ba phương thức sau:

1) Giao toàn bộ trách nhiệm về vật tư và nhân công cho nhà thầu.

2) Chủ nhà lo vật tư và nhà thầu nhận khoán phần nhân công: chủ nhà sẽ tự liên hệ đặt mua gạch, xi măng, sắt thép, đá… và nhà thầu chỉ tính công thi công.

3) Giao khoán phần thô và thuê nhân công phần hoàn thiện: chủ nhà khoán trọn phần thô cho nhà thầu và lo phần vật liệu hoàn thiện như sơn, thiết bị bếp, điện, nước, gỗ, gạch ốp lát. Đây là phương thức được áp dụng phổ biến thời gian gần đây, chủ nhà đỡ mệt, tiết kiệm được nhiều thời gian, yên tâm về chất lượng.

>>>BÁO GIÁ THI CÔNG NHÀ TRỌN GÓI 4.500.000d/m2

Hotline