DẦM LÀ GÌ? KHÁI NIỆM DẦM, PHÂN LOẠI DẦM, CÔNG DỤNG

Khái niệm dầm

Dầm là gì? Là một câu hỏi thường hay xuất hiện trong đầu người chưa có kinh nghiệm khi mới tìm hiểu về ngành xây dựng hoặc vừa đọc bảng báo giá xây dựng.

Dầm là một chùm cấu làm giá đỡ trong đó có hai loại, dầm chính làm giá đỡ cho phần ngang chính và dầm phụ làm giá đỡ cho các cấu trúc hỗ trợ.

Nói một cách dễ hiểu hơn, dầm được tạo ra để bảo vệ, chịu sức ép của toàn bộ khối lượng của ngôi nhà, giúp chịu lực, truyền tải trọng, phân tán lực đều lên từng của từng bộ phận ngôi nhà như : cột, sàn, vách … ngoài ra có thể thay thế tường chịu lực giúp mở rộng không gian tiết diện tối ưu.

Dầm bê tông cốt thép

Cũng như tên gọi, dầm bê tông bên trong là phần thép bao bọc bên ngoài bởi bê tông.

Cốt thép trong dầm gồm : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, cốt xiên có thể không có.

Dầm thép và các khái niệm cơ bản

Có nhiều khái niệm về dầm tuỳ thuộc theo công dụng, hình dáng của dầm.

Phân loại theo kết cấu:

Dầm đơn giản: có 1 nhịp

Dầm liên tục: có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau

  • Dầm có mút thừa
  • Dầm congxon

Phân loại dầm theo công dụng:

  • Dầm sàn
  • Dầm cầu
  • Dầm cầu chạy
  • Dầm cửa van

Phân loại dầm theo hình dáng

  • Dầm chữ I
  • Dầm chữ U
  • Dầm chữ H
  • Dầm chữ V
  • Dầm chữ L
  • Dầm chữ Z
  • Dầm chữ C

Dầm chính là gì ?

Dầm chính, theo cấu trúc cơ bản là thanh dằm chịu lực chính của ngôi nhà, thường nằm dọc hoặc nằm ngang, 2 đầu dằm được đặt nối liền với 2 đầu cột, gác chân cột hoặc vách, có kết cấu chắc chắn để có thể chịu được lực uốn cong, sử dụng khá phổ biến trong công trình xây dựng như : dầm sàn, dầm cầu, dầm mái … thường được gọi là dầm khung.

Dầm chính thường được đặt trong tường có kích thước 20-25 cm,giữa 2 cột dằm chính thường được đặt theo nhịp với dằm phụ, giúp gánh đỡ sức nặng cho dằm phụ.

Dầm chính đặt theo chiều ngang của ngôi nhà được gọi là dằm chính ngang, có tác dụng nâng đỡ tấm sàn.

Khoảng cách 2 dằm chính được gọi là nhịp, đặt cách nhau 4-6 m, mội nhịp được đặt từ 1-3 dằm phụ. Với kích thước dằm ngang lớn có thể đặt thêm nhiều dằm phụ để phân tải lực hợp lý giảm thiểu sự chịu lực làm uốn cong dầm chính, ảnh hưởng đến cốt lõi của toàn bộ ngôi nhà.

Dầm phụ là gì ?

Dầm phụ cũng được cấu kiện bởi bê tông cốt thép và thép định hình, nhưng có kích thước nhỏ hơn so với dằm chính, được đặt vuông góc với dằm chính để làm giằng, đóng vai trò là dằm cấu tạo chịu uốn chịu nén, thường được đặt trên tường nhà vệ sinh và tường lô gia.

Dầm phụ không được đặt lên cột, dằm phụ có chức năng chia tải trọng mà dằm chính phải chịu giúp chia nhỏ kích thước tấm sàn, lực được tính toán chi tiết để đảm bảo truyền tải được và không hoan phí.

Việc phân chia dằm chính và dằm phụ giúp xác định được kích thước, độ cứng, vai trò cụ thể của từng loại dầm giúp lựa chọn tiết diện phù hợp, phần tải dầm nào chịu trọng tải lớn sẽ có tiết diện lớn, tải trọng nhỏ tiết diện nhỏ.

Hotline